Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Ván khuôn dầm trong xây dựng

Ván khuôn dầm chính và dầm phụ thường có dạng hình hộp. Đáy hộp chịu trọng lượng của betong, thành hộp chịu áp lực ngang của betong, đáy hộp kín hai thành hộp ép chặt vào. Nếu cấu tạo không đúng, ván đáy có thể bị uốn dưới tác dụng của betong, tạo khe hở, làm chảy vữa ximang.

Ván khuôn dầm trong xây dựng
Ván khuôn dầm trong xây dựng

Thành ván khuôn chịu áp lực ngang của betong, tại mép dưới của tấm thành, do nẹp giữ chân, hoặc khung đỡ của khung nối hoặc khung kẹp) ván khuôn dầm chịu.

Áp lực ngang của betong, tại mép trên của tấm thành, do ván khuôn sàn chịu. Khi khong có ván khuôn sàn thì dùng các thanh chống chéo ván khuôn phía ngoài hoặc dùng gông ngang liên kết với nẹp đứng của thành ván khuôn phía ngoài hoặc dùng gông ngang liên kết với nẹp đứng của thành ván khuôn

Khi ván khuôn dầm có chiều cao lớn, có thể bổ sung thêm giằng bằng dây thép hoặc bulong để liên kết giữa hai thành ván khuôn. Tại các vị trí giằng, cần có các thanh cữ tạm thời (hoặc các ống lồng) nằm trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván khuôn dầm; trong quá trình đổ betong, các thanh cữ sẽ được lấy dần ra (các ống lồng để nằm lại trong betong)

Khi ván khuôn sàn tựa trên ván khuôn dầm, tải trọng từ ván khuôn sàn phải được truyền xuống đầu các cột chống, qua dầm đỡ sàn, nẹp đỡ dầm, rồi đến con độn (hoặc nêm)
Thành ván khuôn dầm làm bằng ván có chiều dày từ 19-40mm, đáy bằng ván có chiều dày từ 40-50mm. Kích thước chính của ván  dầm (ván đáy, ván thành, gông, nẹp, cây chống…) có được dựa vào kết quả tính toán.
Để dễ dàng tháo ván khuôn, giữa đáy và thành ván khuôn không được liên kết đinh.
Mối nối của hộp ván khuôn dầm phụ vào dầm chính, hoặc mối nối của hộp ván khuôn dầm vào cột phải đảm bảo sao cho khi tháo được dễ dàng. Chỗ miệng xẻ của ván khuôn dầm chính, để nối ván khuôn dầm phụ (cấu tạo cũng tương tự như mối nối ván khuôn dầm cột)

Khi cần giảm số lượng cột chống và ván khuôn dầm (như dầm đặt ở chiều cao lớn, khó khăn trong việc đặt điểm tựa của cột chống) thì ván khuôn được làm theo dạng đáy treo. Dạng ván khuôn này, nẹp thành dầm thò dài xuống quá dưới ván đáy, liên kết với thanh ngang, tạo thành gông để đỡ ván đáy dầm. Với các cấu tạo trên, không phải chỉ có ván đáy chịu uốn, mà cả hai thành cùng chịu uốn do trọng lượng của betong. Áp lực ngang của betong mới đổ, ở phía dưới, do thanh ngang chịu (thay cho nẹp giữ chân ván thành), còn ở phía trên, sự truyền lực như dạng ván khuôn thông thường.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Cách bố trí trạm sản xuất ván khuôn coppha

1. Mục đích

Việc lắp đặt bố trí trạm sản xuất cốp pha ở công trường để cho phép sản xuất khuôn hoặc các bộ phận cốp pha cần thiết cho việc đổ bêtông các phần móng, cột, dầm, tường, tấm sàn, cầu thang… của công trình xây dựng và mục đích chung đối với trạm sản xuất ván khuôn là thiết bị phải giảm được chi phí nhân công, đồng thời hướng tới cơ giới hóa trạm. Cốp pha được sản xuất theo lối cổ truyền hiện nay ít áp dụng. Cần sử dụng các kĩ thuật sản xuất cốp pha theo môđun để đảm bảo đa số được dùng lại các ván khuôn. Trạm sản xuất cốp pha cũng là một trạm sản xuất chính trên công trường khi có khối lượng bêtông lớn.

Cách bố trí trạm sản xuất ván khuôn coppha
Cách bố trí trạm sản xuất ván khuôn coppha

Tuy theo cách tổ chức sản xuất mà việc bố trí gia công cốp pha trên công trường có thể là:

-  Không có trạm sản xuất cốp pha, nếu như xí nghiệp có một xưởng trung tâm chế tạo mọi loại cốp pha, hoặc như xí nghiệp dùng loại vật tư đặc biệt để sản xuất ra các cốp pha công cụ. Trong trường hợp này phải bố trí nhà kho, bãi chứa tạm thời các loại ván khuôn đã sản xuất ở xưởng hoặc nhà máy vận chuyển đến công trường để lắp ráp.

- Hoặc trang bị các thiết bị cổ truyền để sản xuất cốp pha như chúng ta đã biết.

2. Sơ đồ chung của trạm sản xuất cốp pha

Bố trí một trạm sản xuất cốp pha trên công trường phải đảm bảo:

-  Có diện tích đủ để làm kho chứa:

-  Gỗ làm cốp pha (gỗ phiến, ván…).

-  Tấm gỗ dán hiện được ưa dùng làm cốp pha.

DSC00495_1320208493

-  Cây chống, đỡ bằng các dầm kiểu ống lồng và các tấm dỡ kim loại cũng hay dùng để thay thế các loại gỗ tròn.

-  Ván khuôn cũ để sử dụng lại nhưng phải sạch sẽ và đảm bảo khả năng chịu lực.

-  Một số máy cần thiết bao gồm: tối thiểu 1 cưa đĩa, 2 máy bào, một số bàn và giá đỡ để gia công gỗ. Tất cả được đặt trong một xưởng sản xuất.

-  Có nguồn điện cho các máy cưa, máy bào hoạt động (hoặc đôi khi dùng động cơ xăng để kéo máy) và để thắp sáng cho xưởng có độ sáng đảm bảo khoảng 500lux.

-  Các dụng cụ phụ trợ khác (các kẹp ván, máy ép dập) cho các đinh vít hoặc bulông và các thanh ốp (ke sắt, các sắt chữ U) để tăng độ cứng của ván khuôn.

-  Cần có các xe rùa chuyên chở gỗ dự trữ về xưởng và cốp pha thành phẩm vào khu vực làm việc của cần cẩu để lắp vào vị trí đổ bêtông.

Nguyên tắc và các bước lắp ghép ván khuôn

Khi dùng ván khuôn thép ổ hợp cần chú ý rằng nó không thể như ván khuôn gỗ cho phép tùy ý cắt nối khi thi công ở hiện trường, càng không thể vừa dùng vừa gia công, vì thế phải lựa chọn cẩn thận kiểu ván khuôn và phương pháp lắp ghép trước lúc thi công.

Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn
Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn
a) Nguyên tắc lắp ghép ván khuôn.

Khi triển khai lắp ghép ván khuôn có thể dùng các loại ván khuông thép có quy cách khác nhau tiến hành lắp ghép. Song, phải lắp ghép như thế nào cho hợp lý. đảm bảo hiệu suất lắp ghép, có chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì thế nguyên tắc lắp ghép ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu:
- Cần bảo đảm kích thước hình dạng của cấu kiện và tính chính xác vị trí tương hỗ của chúng
-  Phải bảo đảm cường độ, độ cứng và tính ổn định đầy đủ của ván khuôn, có thể chịu đựng được trọng lượng và áp lực bên trong của bêtông mới đổ một cách vững chắc và các tải trọng khác phát sinh trong quá trình thi công;
-  Tìm mọi cách để cấu tạo đơn giản, tháo lắp tiện lợi, không gây cản trở cho việc buộc cốt thép và đổ bêtông, không được lọt vữa;
-  Ván khuôn chọn lắp ráp phải rất ít loại và số lượng phải là ít nhất, ưu tiên loại quy cách thông dụng và loại ván khuôn quy cách lớn; lượng chèn thêm ván khuôn gỗ phải ít nhất;
-  Cách lắp đặt ván khuôn phải là: ván khuôn dầm, tường, sàn phải lắp đặt dọc theo chiều dài, ván khuôn cột lắp đặt dọc theo chiều cao. Về cấu tạo chuyển góc không nên yêu cầu đặc thù, có thể không dùng ván khuôn góc dương mà lấy ván khuôn nối góc thay thế. Ván khuôn góc âm tốt nhất là dùng vào chỗ góc ngoặt tương đối dài;

-  Đối với ván khuôn lớn lắp ghép sẵn có diện tích tương đối vuông và cả khi mối nối đầu ván khuôn tập trung trên một đường thẳng, cần chú ý vị trí mối nối của thanh thép khuôn chống đỡ cốt thép, phải bảo đảm cho mỗi tấm ván khuôn thép được thanh thép khuôn chống đỡ hai chỗ;
-  Trong điều kiện cho phép, khe nối ván khuôn thép phải bố trí lệch nhau, để nâng cao độ cứng toàn bộ của ván khuôn;
-  Nếu cần khoan lỗ trên ván khuôn phải bảo đảm cho ván khuôn bị đục lỗ có thể luân phiên sử dụng nhiều lần. Tốt nhất là không khoan lỗ hoặc tìm cách hạn chế khoan.

b) Các bước công tác lắp ghép ván khuôn
+ Căn cứ vào phân chia các đoạn trong thiết kế tổ chức thi công, thời hạn thi công ngắn hay dài và sự sắp đặt hoạt động dây chuyền, trước tiên xác định rõ ràng số lượng cần lắp đặt ván khuôn cho đoạn nào, tầng nào;
+ Căn cứ vào tình hình công trình và điều kiện thi công hiện trường, xác định các phương pháp lắp ghép ván khuôn (như lắp ráp từng tấm ở hiện trường, hay tiến hành lắp sẵn trước) và phương pháp chống đỡ (như chống đỡ bằng giá ống, hay là chống đỡ bằng giàn mắt cáo);

+ Căn cứ theo số lượng các đoạn, các tầng cần lắp đặt ván khuôn đã được xác định, căn cứ vào kích thước cấu kiện trong bản vẽ thi công của dầm, cột, tường, sàn, tiến hành thiết kế lắp ráp ván khuôn;
+ Tiến hành thiết kế tính toán đai kẹp cột và các cấu kiện chống cùng công tác lựa chọn linh kiện lắp ráp;
+ Xác định rõ ràng phương pháp bố trí, liên kết và cố định hệ thống các thanh chống;
+ Xác định rõ ràng phương pháp lắp đặt cố định, các đường ống, cấu kiện chôn sẵn trong các kết cấu, cho đến cả những nơi, những bộ phận đặc thù (ví dụ: các ống, các lỗ cần trừa sẵn..) cũng cần có phương pháp xử lý.
+ Căn cứ vào số lượng ván khuôn thép, linh kiện nối, các hệ thống thanh chống, cùng với công cụ lắp đặt lập một bảng thống kê đầy đủ để chuẩn bị khỏi thiếu sót.

Quy trình tháo dỡ cốp pha

1- Kiểm tra trước khi thi công :
- Thời gian cần tháo ván khuôn đà giáo, phụ thuộc vào các thông số : dạng, khẩu độ và cường độ bê tông kết cấu ở tại thời điểm tháo; lấy theo qui định của thiết kế hoặc chỉ dẫn của TCVN 4453:1995.

Quy trình tháo dỡ cốp pha
Quy trình tháo dỡ cốp pha

- Từ cường độ bê tông yêu cầu tại thời điểm tháo ván khuôn xác định tuổi bê tông thích hợp có thể tháo ván khuôn.
- Kết quả cuối cùng cần khẳng định qua mẫu thí nghiệm .

2- Các biện pháp tăng cường độ ở tuổi sớm :
- Dùng phụ gia giảm nước trộn, giữ nguyên độ sụt hỗn hợp bê tông.
- Tăng cường độ bê tông bằng tăng mác xi măng hoặc tăng lượng xi măng.

3- Giám sát thi công :
Chấp nhận thời điểm tháo cốp pha, đà giáo khi mẫu đúc từ khối đổ đạt cường độ phù hợp yêu cầu này.

Quy trình thi công và bảo quản cốp pha tre


I. Biện pháp thi công

1/  Khi cưa và đục lỗ lưu ý sử dụng lưỡi cưa hợp kim, kê chặt ván tránh xơ mép (vòng quay lưỡi trên 3000/phút), nên phủ keo ở mép cắt chống nước xâm nhập, ảnh hưởng tới tần suất sử dụng.

2/ Lắp đặt copha  cần tuân thủ trình tự trong bản vẽ thi công và tham khảo hệ thống chống đỡ để đảm bảo tính vững chắc tổng thể.

Quy trình thi công và bảo quản cốp pha tre
Quy trình thi công và bảo quản cốp pha tre

3/ Khi lắp đặt, cần bắt đầu từ một bên, tấm sau cần sát mép tấm trước và dán băng dính tránh sự rò rỉ bê tông.

4/ Cách ghép coppha sàn, mái: trên giáo đặt thanh gỗ ngang, khoảng cách 1,2 m, thanh dọc khoảng cách 0,4-0,6 m. Nếu bê tông dày hơn 200 mm, thì khoảng cách phải thu hẹp tương ứng

5/ Cách ghép coppha tường: sau tấm coppha đặt 3 thanh gỗ dọc, sau đó liên kết bằng 2 thanh ngang, giữ vị trí vít xuyên tường, dựng thanh chống nghiêng

6/ Cách ghép coppha cột: cắt ván theo kích thước, để trước vị trí vít xuyên tường, ván cột có thể dùng giáo ngắn khoá chặt 4 phía, dựng cột chống nghiêng, bảo đảm hệ thống chống ổn định.


II. Tháo dỡ và bảo quản

1/ Cần tiến hành tháo dỡ theo quy định kỹ thuật thi công tương ứng, hệ thống chống đỡ và hệ thống liên kết cần tháo dỡ tuần tự, ván cần tháo dỡ từng tấm một, khi tháo dỡ không được làm hư hỏng và xếp đặt theo quy định

2/ Ván nên được cất trong nhà kho có mái che, bảo đảm thông thoáng, mặt dưới cách đất trên 100 mm; khi cất giữ lộ thiên, mặt đất cần phẳng, chắc chắn, có biện pháp thoát nước, mặt dưới phải cách mặt đất trên 200 mm, khoảng cách giữa 2 điểm kê không lớn hơn 1/4 chiều dài ván

3/ Nếu bảo quản không đúng, mặt bị ẩm ướt sẽ biến dạng cong, sau khi 2 mặt cùng hấp thụ nước đầy đủ hoặc sau khi sử dụng 1 lần sẽ lập tức khôi phục độ phẳng, không ảnh hưởng tới tần suất sử dụng

III. Vận chuyển và bốc xếp

 Vận chuyển đường ngắn có thể xếp phân tán, nhưng phải đệm chặt; vận chuyển đường dài nên dùng container, bốc xếp nhẹ nhàng, không quăng quật gây hỏng

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Coppha tre ép phủ phim

Cây chống cốp pha khách hàng có thể ứng dụng tính năng lực học của nó để tự thiết kế.Trong tình hình không có gì đặc biệt, sử dụng cốp pha có độ dày 12mm, khi độ dày của bê tông không quá 120mm, cây chống có thể bố trí khoảng cách dọc của cốp pha là 600mm, khoảng cách ngang 400mm.Nhưng cần chú ý điểm chịu lực của cây chống cách mép cốp pha không quá 200mm.Nếu độ dày của bê tông vượt quá 120mm, khoảng cách bố trí cây chống nên thu nhỏ cho thích hợp.Nếu khi thi công trụ, dầm tường, nên tăng thêm gông cột (dầm) và thanh giằng tường tương ứng.
Coppha tre ép phủ phim
Coppha tre ép phủ phim

Sản phẩm cốp pha tre phủ phim đang được rất nhiều nhà thầu xây dựng tin dùng với nhiều ưu điểm như:

Bề mặt nhẵn bóng, diện tích bề mặt rộng (1.220x2.440m/ tấm, độ dày từ 12-28mm). Giảm thời gian thi công và công trát bề mặt.

Khả năng chịu lực cao, cường độ chịu uốn cao hơn so 4 lần so với với Cốp pha bằng gỗ, có thể tái sử dụng nhiều lần ( số lần luân chuyển có thế lên đến 30 lần trong điều kiện bảo quản tốt)
Trọng lượng nhẹ hơn cốp pha sắt, giảm công chống đỡ của dàn giáo.

Được ép bởi keo phenol nhập khẩu, cốppha tre phủ phim có khả năng chịu nước  và không bị biến dạng khi tiếp xúc với nước.

Độ thoát nước thấp hơn so với các loại cốp pha khác, đảm bảo chất lượng tốt hơn cho  bê tông.

Chúng tôi sử dụng loại film cao cấp nhất của Stora enso. Đảm bảo mang lại bề mặt căng, mịn và dầy dặn nhất.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Quy trình lắp dựng và tháo dỡ coppha đảm bảo an toàn

Lắp dựng cốp pha
Bảo dưỡng, bảo vệ công tác cốp pha.
Cốp pha sau khi được lắp dựng xong nếu chưa được đổ bê tông thì sẽ được bảo kỹ để tránh bị xê dịch.


Quy trình lắp dựng và tháo dỡ coppha đảm bảo an toàn
Quy trình lắp dựng và tháo dỡ coppha đảm bảo an toàn

Tháo dỡ cốp pha
Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.

Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

-Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

-Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Cốp pha leo

Cốp pha leo được sử dụng để thi công phần vách trước và độc lập với phần sàn (thường áp dụng đối với phần lõi thang máy trong nhà cao tầng). Do vậy Cốp pha leo Ngọc Cường được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn và tiện lợi cho công nhân khi thao tác trên cao đồng thời giảm thiểu chi phí nhân công và thời gian hoạt động của cẩu tháp.
Cốp pha leo
Cốp pha leo

Cốp pha leo bên trong lõi thang: Nhờ các góc bản lề ở các góc và giữa các cạnh của lõi thang hệ cốp pha leo tường bên trong lõi thang được thu nhỏ để tách mặt rất dễ dàng và hiệu quả. Toàn bộ hệ cốp pha liên kết với tường dưới bằng các khớp “click-clack” cho phép hệ này gắn được vào mặt tường dưới một cách tự động, nhanh và an toàn.

Cốp pha tự leo tường ngoài/ Bao che leo: Hệ khung leo ngoài cứng chắc và rộng, có bao che bên ngoài, để vừa làm sàn thao tác đở hệ cốp pha ngoài, vừa làm bao che ngoài bảo vệ an toàn cho công trình. Hệ khung leo có thể tự leo nhờ kích thủy lực.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Cốp pha- Phân loại bêtông

Cốp pha- Phân loại bêtông

Trong thực tế xây dựng các công trình, thậm chí ngay trong một công trình, nhiều khi cũng đòi hỏi phải chế tạo nhiều loại bêtông khác nhau. Tùy theo tính năng kỹ thuật và các nguyên liệu chế tạo ra chúng, người ta đưa ra sự phân loại như sau:
Cốp pha- Phân loại bêtông
Cốp pha- Phân loại bêtông
Phân loại bêtông theo khối lượng thể tích
Phân loại bêtông theo khối lượng thể tích gồm có : Bêtông nặng : Bêtông nặng là loại thông dụng nhất. Khối lượng thể tích của loại này là 1,8 ÷ 2,2 tấn/m³, tức y=2 ± 0,2 T/m³, hay 2 ± 0,2 kg/l. Sự dao động khối lượng thể tích của loại bêtông này phụ thuộc vài mác, loại cốt liệu và kích thước cỡ hạt của chúng. Những số liệu ghi trong bảng một sau đây là sự phụ thuộc số lượng thể tích của hai loại cốt liệu vào kích thước cỡ hạt của chúng. Bêtông nặng dùng để thi công các công trình ở đất liền. Nó có nhược điểm là độ tỏa nhiệt lớn nên dễ gây nứt rạn, nhất là bêtông khối lớn. Bêtông nặng cũng không bền vững trong môi trường nước có ion hoặc muối sunphát và các loại nước chứa các hóa chất hoặc nồng độ pH<7. Để thi công xây dựng các công trình trong các môi trường đó người ta phải sử dụng các chủng loại bêtông đặc biệt và thích hợp.

Cốp pha tre ép

Cốp pha tre ép

- Dựa vào đặc tính của cốp pha bằng tre ép nó có thể cưa cắt thành các tấm to nhỏ tùy ý, cốp pha không cần chống dính, có thể trực tiếp chế thành khuôn..
- Ghép nối tấm có thể sử dụng gỗ vuông và đinh sắt.
Cốp pha tre ép
Cốp pha tre ép