Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Nguyên tắc và các bước lắp ghép ván khuôn

Khi dùng ván khuôn thép ổ hợp cần chú ý rằng nó không thể như ván khuôn gỗ cho phép tùy ý cắt nối khi thi công ở hiện trường, càng không thể vừa dùng vừa gia công, vì thế phải lựa chọn cẩn thận kiểu ván khuôn và phương pháp lắp ghép trước lúc thi công.

Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn
Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn
a) Nguyên tắc lắp ghép ván khuôn.

Khi triển khai lắp ghép ván khuôn có thể dùng các loại ván khuông thép có quy cách khác nhau tiến hành lắp ghép. Song, phải lắp ghép như thế nào cho hợp lý. đảm bảo hiệu suất lắp ghép, có chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì thế nguyên tắc lắp ghép ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu:
- Cần bảo đảm kích thước hình dạng của cấu kiện và tính chính xác vị trí tương hỗ của chúng
-  Phải bảo đảm cường độ, độ cứng và tính ổn định đầy đủ của ván khuôn, có thể chịu đựng được trọng lượng và áp lực bên trong của bêtông mới đổ một cách vững chắc và các tải trọng khác phát sinh trong quá trình thi công;
-  Tìm mọi cách để cấu tạo đơn giản, tháo lắp tiện lợi, không gây cản trở cho việc buộc cốt thép và đổ bêtông, không được lọt vữa;
-  Ván khuôn chọn lắp ráp phải rất ít loại và số lượng phải là ít nhất, ưu tiên loại quy cách thông dụng và loại ván khuôn quy cách lớn; lượng chèn thêm ván khuôn gỗ phải ít nhất;
-  Cách lắp đặt ván khuôn phải là: ván khuôn dầm, tường, sàn phải lắp đặt dọc theo chiều dài, ván khuôn cột lắp đặt dọc theo chiều cao. Về cấu tạo chuyển góc không nên yêu cầu đặc thù, có thể không dùng ván khuôn góc dương mà lấy ván khuôn nối góc thay thế. Ván khuôn góc âm tốt nhất là dùng vào chỗ góc ngoặt tương đối dài;

-  Đối với ván khuôn lớn lắp ghép sẵn có diện tích tương đối vuông và cả khi mối nối đầu ván khuôn tập trung trên một đường thẳng, cần chú ý vị trí mối nối của thanh thép khuôn chống đỡ cốt thép, phải bảo đảm cho mỗi tấm ván khuôn thép được thanh thép khuôn chống đỡ hai chỗ;
-  Trong điều kiện cho phép, khe nối ván khuôn thép phải bố trí lệch nhau, để nâng cao độ cứng toàn bộ của ván khuôn;
-  Nếu cần khoan lỗ trên ván khuôn phải bảo đảm cho ván khuôn bị đục lỗ có thể luân phiên sử dụng nhiều lần. Tốt nhất là không khoan lỗ hoặc tìm cách hạn chế khoan.

b) Các bước công tác lắp ghép ván khuôn
+ Căn cứ vào phân chia các đoạn trong thiết kế tổ chức thi công, thời hạn thi công ngắn hay dài và sự sắp đặt hoạt động dây chuyền, trước tiên xác định rõ ràng số lượng cần lắp đặt ván khuôn cho đoạn nào, tầng nào;
+ Căn cứ vào tình hình công trình và điều kiện thi công hiện trường, xác định các phương pháp lắp ghép ván khuôn (như lắp ráp từng tấm ở hiện trường, hay tiến hành lắp sẵn trước) và phương pháp chống đỡ (như chống đỡ bằng giá ống, hay là chống đỡ bằng giàn mắt cáo);

+ Căn cứ theo số lượng các đoạn, các tầng cần lắp đặt ván khuôn đã được xác định, căn cứ vào kích thước cấu kiện trong bản vẽ thi công của dầm, cột, tường, sàn, tiến hành thiết kế lắp ráp ván khuôn;
+ Tiến hành thiết kế tính toán đai kẹp cột và các cấu kiện chống cùng công tác lựa chọn linh kiện lắp ráp;
+ Xác định rõ ràng phương pháp bố trí, liên kết và cố định hệ thống các thanh chống;
+ Xác định rõ ràng phương pháp lắp đặt cố định, các đường ống, cấu kiện chôn sẵn trong các kết cấu, cho đến cả những nơi, những bộ phận đặc thù (ví dụ: các ống, các lỗ cần trừa sẵn..) cũng cần có phương pháp xử lý.
+ Căn cứ vào số lượng ván khuôn thép, linh kiện nối, các hệ thống thanh chống, cùng với công cụ lắp đặt lập một bảng thống kê đầy đủ để chuẩn bị khỏi thiếu sót.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét